HP là gì? 1HP bằng bao nhiêu KW?

Ngành công nghiệp điện đã hình thành và phát triển qua hàng trăm năm với nhiều nhà khoa học nổi tiếng, lỗi lạc. Cũng chính vì vậy, mà những khái niệm, thuật ngữ chuyên môn không ngừng ra đời để nhằm thu gọn tối ưu hơn những thuật ngữ, đơn vị, công thức cũ. Và HP là một minh hoạ điển hình cho việc đổi mới đơn vị đo theo hướng hiện đại và tối ưu hơn cả khi nhắc đến thông số kỹ thuật của các thiết bị quạt công nghiệp.

Vậy HP là gì? 1HP bằng bao nhiêu KW? Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một cách chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.

Đơn vị HP là gì?

Thuật ngữ HP được đề cập bởi kỹ sư người là Scotland James Watt vào năm 1782 để so sánh sức mạnh của động cơ hơi nước với sức ngựa. Sau này, nó được mở rộng ra để áp dụng cho sức mạnh đầu ra của các động cơ piston dùng cho xe hơi, động cơ turbines, motor điện hay nhiều loại máy móc khác như quạt công nghiệp.

Vậy đơn vị HP là gì? HP (tiếng Anh “horse power” có nghĩa là mã lực) là đơn vị đo lường để đo công suất – tốc độ hoàn thành một công việc. Theo định nghĩa, mã lực là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg lên độ cao 1m trong thời gian 1 giây (1 mã lực = 75kgm/s).

1hp-bang-bao-nhieu-kw

Phân loại mã lực

Có nhiều loại mã lực khác nhau nhưng sử dụng phổ biến nhất là 4 loại sau: Mã lực cơ học, mã lực điện, mã lực hệ mét và mã lực nồi hơi, cụ thể:

  1. Mã lực cơ học là một đơn vị công suất phổ thông của Hoa Kỳ, một trong số những nước đi đầu về công nghiệp của thế giới. Một mã lực cơ học tương đương với 745,6 W. Mã lực cơ học có thể được viết tắt là HP(I).
  2. Mã lực điện được sử dụng để đo sản lượng của động cơ điện và các máy móc điện. Một mã lực điện tương đương với 746W. Chúng còn có thể được viết tắt là HP(E).
  3. Mã lực hệ mét là mức công suất cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg với tốc độ một mét trên mỗi giây. Một mã lực hệ mét tương đương với 735,49875 W. Chúng còn có thể được viết tắt là HP(M).
  4. Mã lực nồi hơi được sử dụng để đo công suất của lò hơi để tạo ra hơi nước. Mã lực nồi hơi có thể được viết tắt là HP(S).

1HP bằng bao nhiêu KW?

Trên thực tế, để chuyển đổi mã lực HP thành đơn vị công suất KW, chúng ta sẽ sử dụng một trong 4 công thức tương ứng với 4 loại mã lực dưới đây:

  • Chuyển đổi mã lực cơ học sang KW

Công thức để chuyển đổi HP cơ học sang KW:

KW = HP(I) x 0,7456 

Vì 1 ngựa cơ học bằng 0,7456 kilowatt (KW), nên công thức để quy đổi mã lực sang kilowatt là nhân số ngựa với 0,7456. 

Khi đó: 1HP = 1 x 0,7456 = 0,7456 KW.

  • Chuyển đổi mã lực điện sang KW

Công thức để chuyển đổi mã lực điện sang KW:

KW = HP(E) x 0,746

Vì một mã lực điện bằng 0,746 kilowatt, nên công thức để đổi HP sang KW là lấy công suất mã lực điện nhân với 0,746.

Khi đó: 1HP = 1 x 0,746 = 0,746KW 

  • Chuyển đổi mã lực theo hệ mét sang KW

Công thức để chuyển đổi mã lực theo hệ mét sang kilowatt:

KW = HP(M) x 0,735499

Vì một mã lực hệ mét chỉ bằng 0,735499 kilowatt, nên để chuyển đổi ngựa sang KW ta chỉ cần nhân số HP với 0,735499.

Khi đó: 1HP = 1 x 0,735499 = 0,735499KW

  • Chuyển đổi mã lực nồi hơi sang KW

Công thức để chuyển đổi từ mã lực nồi hơi sang kilowatt là:

KW = HP(S) x 9,8095

Vì một mã lực nồi hơi bằng 9,8095 kilowatt, nên để chuyển đổi mã lực nồi hơi sang kilowatt ta chỉ cần nhân số HP với 9,8095.

Khi đó: 1HP = 1 x 9,8095 = 9,8095 KW

Với những cách chuyển đổi HP sang KW ở trên, bạn sẽ rất dễ dàng quy đổi theo đơn vị công suất sao cho linh hoạt nhất. Dù là đơn vị nào, cốt lõi vẫn là chỉ khả năng hoạt động của thiết bị mạnh hay yếu, hãy chú trọng đến thông số công suất HP/KW này để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất nhé!

Xem thêm:

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *